logo
  • M
  • R
  • B
  • U
  • I
  • L
  • O
  • G
  • I
  • S
  • T
  • I
  • C
  • S

VẬN TẢI NỘI ĐỊA

VẬN TẢI NỘI ĐỊA
16/08/2023 10:27 PM 413 Lượt xem

    1. Vận tải nội địa là gì?

    Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển, lãnh thổ Việt Nam.

    Vận chuyển nội địa bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Vận tải nội địa đường biển, vận tải hàng không nội địa, vận chuyển nội bộ đường sắt và vận tải nội địa bằng đường bộ cũng là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.

    Tùy thuộc vào nhu cầu, thời gian và loại hàng hóa vận chuyển mà cá nhân và các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức, phương tiện vận chuyển hàng hóa nội địa phù hợp.

    2. Các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa

    Các loại vận tải nội địa hay các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa khá đa dạng bao gồm các hình thức vận chuyển đường bộ/Vận chuyển bằng xe tải đường dài, đường hàng không, đường biển/thủy và vận tải đường sắt.

    Vận tải hàng nội địa bằng đường bộ

    Phương tiện vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ chủ yếu là các loại xe tải đường dài, xe thùng hoặc xe bồn hay container.

    + Ưu điểm:

    Thời gian vận chuyển nhanh chóng, chủ động linh hoạt trong các tình huống

    Số lượng/khối lượng vận chuyển lớn

    Có thể đa dạng các loại hàng hóa vận chuyển

    + Nhược điểm:

    Chi phí vận chuyển nội địa bằng hình thức đường bộ khá cao. Đặc biệt, để giảm tải cho đường bộ, Bộ Giao Thông kiểm soát chặt chẽ tải trọng vận chuyển nên cước vận tải nội địa bằng đường bộ tăng lên.

    - Vận chuyển hàng nội địa bằng đường sắt

    Đây là hình thức vận chuyển bằng tàu hỏa, hiện đang rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để vận chuyển theo hình thức này, hàng hóa phải được tập kết tại ga tàu để chuyển hàng lên tàu theo đúng thời gian hẹn.

    + Ưu điểm:

    Tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với quá trình chuyển hàng ra cảng rồi xếp lên tàu

    Thời gian vận chuyển nhanh, chính xác

    Hạn chế tối đa rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển và ảnh hưởng từ các vấn đề thiên tai.

    + Nhược điểm:

    Một số loại hàng hóa bị hạn chế, thông thường là hàng hóa khô, quặng – khoáng sản …

    Cố định thời gian và quá trình chuyên chở và địa điểm nhận hàng

    Chỉ áp dụng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, khó khăn trong việc ghép hàng vì tàu chỉ dừng tài các ga trong thời gian cố định nên việc xếp dỡ hàng có nhiều điểm hạn chế.

    - Vận tải nội địa đường biển

    Hình thức vận tải hàng hóa đường thủy nội địa hay vận tải bằng đường biển được áp dụng đối với các loại hàng hóa vận chuyển đến khu vực bến cảng tại các khu vực ven biển.

    + Ưu điểm:

    Tiết kiệm, khả năng vận chuyển linh hoạt đối với các loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh, hạng nặng. (Hàng hóa tải, quá trọng).

    Cước vận tải đường thủy nội địa cũng khá hợp lý và được nhiều đơn vị phân phối hàng hóa yên tâm lựa chọn.

    + Nhược điểm

    - Thời gian vận chuyển khá lâu do tốc độ vận chuyển chậm, phải dừng lại ở các bến bãi.

    - Hàng hóa chỉ cập cảng tại những địa điểm có cảng nên hàng hóa cần được vận chuyển ra cảng tập kết. Sau đó kết hợp với hình thức vận tải đường tải đường bộ để chuyển hàng đến điểm kho hàng của đơn vị nhận hàng hóa.

    - Mang tính chuyên tuyến hàng hóa

    Vận chuyển hàng nội địa đường hàng không

    Đây là phương thức vận chuyển bằng phương tiện máy bay chở hàng hoặc phân thân của máy bay chở khách.

    Ưu điểm:

    Thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ linh hoạt.

    Nhược điểm:

    - Cước phí vận chuyển của hình thức vận tải nội địa bằng đường hàng không khá cao

    - Không vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh

    - Thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa có giá trị, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường gấp

    3. Quy trình vận tải đường biển nội địa

    Quy trình vận tải đường biển nội địa được thực hiện theo quy trình 4 bước cơ bản:

    Bước 1: Đơn vị vận chuyển/công ty cung cấp dịch vụ logistics cho xe tải / xe container đến kho của người xuất khẩu (người bán) để lấy hàng. Sau khi hàng đóng xong,tiến hành niêm chì và hai bên ký nhận biên bản giao nhận hàng.

    Bước 2: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics tiến hành đặt lịch tàu qua các hãng tàu cho lô hàng vận chuyển đường biển nội địa. Lịch tàu chạy và giá cước sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

    Bước 3: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng (telex release).Vận đơn thông thường gồm 1 bản copy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

    Bước 4: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), đơn vị vận chuyển liên hệ hãng tàu tiến hành làm thủ tục lấy hàng và thông báo kế hoạch giao hàng cho khách (người mua).

    Cập nhật thông tin hàng đã giao đến kho người mua cho người bán nắm tình hình và tiến hành làm thanh toán cước vận chuyển cho lô hàng.

    Để thực hiện Quy trình vận tải đường biển nội địa, các doanh nghiệp nên tìm đến các công ty vận chuyển hàng hóa nội địa uy tín để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục xuất/ nhập hàng. Đặc biệt, các công ty Forwarder còn hỗ trợ tư vấn các giải pháp vận chuyển hàng hóa giúp tối ưu chi phí và hiệu quả có các loại hàng hóa. 

    4. Cước vận tải đường thủy nội địa

    Cước vận tải đường thủy nội địa hay cước vận tải hàng hóa nội địa bằng mọi phương thức là chi phí vận chuyển từ nơi xuất hàng đến địa chỉ giao hàng. Giá cước bao gồm tổng hợp các chi phí tính trên khoảng cách giao nhận, số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng vận chuyển hoặc được tính dựa vào khoảng cách giao nhận trên một container.

    Hiện nay, có rất nhiều cách tính giá cước vận chuyển đường biển. Do đó, để tính được chi phí chính xác thì các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

     

    Zalo
    Hotline